Khám phá sân bay lớn nhất thế giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Khám phá sân bay lớn nhất thế giới ở Bắc Kinh, Trung Quốc
Sân bay Đại Hưng (hay sân bay Beijing Daxing) nằm cách quảng trường Thiên An Môn ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc khoảng 50km, có diện tích 47km2, được thiết kế bởi nữ kiến trúc sư quá cố Zaha Hadid. Hiện tại, đây là sân bay lớn nhất thế giới. Đến năm 2025, sân bay dự kiến sẽ đón được 170 triệu hành khách với 4 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Sân bay Đại Hưng mở cửa đúng dịp Quốc khánh lần thứ 70 của Trung Quốc. Nơi đây sở hữu tới 7 đường cất hạ cánh với tổng giá trị đầu tư đạt 11,9 tỷ USD. Với hình dáng đặc biệt, sân bay này được truyền thông Trung Quốc đặt biệt danh "sân bay sao biển".
Sân bay nổi bật với những đường cong mang tính biểu tượng chạy khắp các sảnh. Hình dáng của sân bay được kiến trúc sư lấy cảm hứng từ phượng hoàng (loài chim trong truyền thuyết của Trung Quốc).
Sân bay này được truyền thông Trung Quốc đặt biệt danh "sân bay sao biển" (Ảnh: WorldArchitecture)
Với quy mô khổng lồ, sân bay Đại Hưng được xây dựng nhằm chia sẻ gánh nặng với sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh và phục vụ Olympic 2008. Tuy nhiên, hiện sân bay luôn trong tình trạng quá tải nặng nề vì phải phục vụ 101 triệu lượt hành khách mỗi năm, thường xuyên gây tình trạng chậm chuyến.
Sân bay sở hữu nhà ga sân bay với diện tích khoảng 700.000m2, tương đương diện tích của 97 sân bóng đá. Tại đây có nhà hàng, cửa hàng miễn thuế, sân chơi cho trẻ em, nhiều sân khấu biểu diễn nghệ thuật, khu vực làm việc và thậm chí là cả khu khách sạn cho thú cưng,...
Phần mái vòm được làm từ hơn 8000 mảnh kính khác nhau, giúp tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và khiến không gian nhìn thoáng hơn. Phong cách bài trí bên trong nhà ga mang đậm giá trị văn hóa truyền thống nhưng cũng tràn ngập hơi thở hiện đại.
Phần mái vòm được làm từ hơn 8000 mảnh kính khác nhau (Ảnh: Architectural Digest)
Phần mái vòm được làm từ hơn 8000 mảnh kính khác nhau (Ảnh: ArchDaily)
Ngoài ra, sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng còn được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại như robot phục vụ hành khách, định vị hành lý ký gửi, ứng dụng nhận diện khuôn mặt làm thủ tục, nhà mát điện năng lượng mặt trời hay bãi đỗ xe công nghệ cao,... Với công nghệ nhận diện khuôn mặt, hành khách quên giấy tờ cá nhân vẫn có thể lên máy bay nhờ công nghệ quét này.
Các quầy làm thủ tục tại sân bay (Ảnh: ArchDaily)
Công nghệ nhận diện khuôn mặt tại sân bay (Ảnh: China Daily)
Không những vậy, sân bay còn sở hữu hệ thống khách sạn cực sang chảnh mang tên Aerotel Beijing, hành khách nghỉ tại đây có thể nhận và trả phòng bất kể thời gian nào trong ngày. Đây là khách sạn lý tưởng cho những ai thường xuyên có chuyến bay sáng sớm hoặc tối muộn.
Sân bay khổng lồ này có đầy đủ các dịch vụ tiện nghi nhất (Ảnh: ArchDaily)
Khách sạn Aerotel Beijing (Ảnh: Aerotel Beijing)
Công suất phục vụ của sân bay thời gian đầu ước tính khoảng 72 triệu hành khách/năm. Bên trong nhà ga được đầu tư trang bị các cơ sở vật chất hiện đại và tối tân nhất, bao gồm cả hàng không và phi hàng không.
Với thiết kế độc đáo, thân thiện với thiên nhiên, năm 2020, sân bay Đại Hưng đã nhận được giải thưởng Sân bay tốt nhất về các biện pháp vệ sinh tại Châu Á - Thái Bình Dương do Hội đồng Sân bay Quốc tế trao tặng.
Sân bay Đại Hưng đã nhận được giải thưởng Sân bay tốt nhất về các biện pháp vệ sinh tại Châu Á - Thái Bình Dương (Ảnh: Architectural Digest)