XÂY DỰNG BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ"NỤ CƯỜI HẠ LONG".
Trong thời gian tới đây, Tỉnh Quảng Ninh sẽ ban hành Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” nhằm hướng tới sự chuyên nghiệp trong hoạt động Du lịch, góp phần xây dựng để Quảng Ninh trở thành nơi cần đến và đáng sống..
“Nụ cười Hạ Long” là một trong những chương trình đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phát động từ cuối năm 2014, nhằm hưởng ứng chiến dịch xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Ninh. Chương trình kêu gọi mọi cán bộ, công nhân viên trong ngành, các doanh nghiệp du lịch hãy thân thiện, mến khách và luôn nở nụ cười chân thành, tạo ấn tượng đẹp đối với du khách.
Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, với mục đích nhằm xây dựng và hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến hoạt động du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về hành vi ứng xử văn minh du lịch... Quảng Ninh đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”. Đến nay, dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo dự thảo, Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là những quy định chuẩn mực định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh, phù hợp với văn hoá truyền thống, phong tục tập quán Việt Nam và địa phương cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và khách du lịch khi tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” sẽ hướng tới ba đối tượng, gồm: Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và có liên quan đến du lịch trên địa bàn; người dân sống và làm việc tại Quảng Ninh; khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh. Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung ứng xử bao gồm: Nguyên tắc điều chỉnh, những quy tắc ứng xử chung, quy tắc ứng xử đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến du lịch trên địa bàn Quảng Ninh. Trong đó, quy định rất rõ và chi tiết các nội dung ứng xử của cán bộ, công chức về trang phục, thái độ giao tiếp khi thi hành công vụ; quy tắc ứng xử đối với các doanh nghiệp du lịch; quy tắc ứng xử đối với nhân dân và cộng đồng địa phương; quy tắc ứng xử đối với khách du lịch khi đến tham quan Quảng Ninh.
Trong hoạt động du lịch, nội dung các quy tắc được thể hiện một cách cụ thể, chi tiết những việc nên và không nên làm. Cụ thể, bộ quy tắc đề cao nội dung người địa phương và du khách ứng xử phải có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; tôn trọng truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của người dân địa phương; có thái độ thân thiện, mến khách, nhiệt tình giúp đỡ khách; không nói lời thô tục, thiếu văn hoá; lấy thức ăn vừa đủ, tránh dùng lãng phí; sử dụng có kiểm soát bia, rượu và các loại đồ uống có cồn; không thể hiện tình cảm quá mức nơi công cộng; có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên... Ngoài ra, trang phục của người dân cũng như khách du lịch đến tham quan phải đảm bảo lịch sự và phù hợp.
Ông Đoàn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay, dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đã được tỉnh Quảng Ninh tổ chức lấy ý kiến của Tổng cục Du lịch, các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp du lịch và tham vấn của các chuyên gia Dự án EU cho những nội dung trong dự thảo. Bộ quy tắc này đang được hoàn thiện và sẽ được ban hành sớm trong thời gian tới.
Việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp cho các doanh nghiệp, người dân cũng như khách du lịch hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện.
Có thể nói, đây là một động thái tích cực không chỉ đối với Quảng Ninh mà còn có thể tạo ra hiệu ứng tốt đẹp cho ngành du lịch Việt Nam. Những chuẩn mực cơ bản được đề cập trong Bộ quy tắc này sẽ là căn cứ để đánh giá, nhận xét về các hành vi ứng xử của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, cán bộ công chức có liên quan đối với hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Để từ đó có những đánh giá, nhận xét, bình chọn, tôn vinh những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán các tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu Du lịch Quảng Ninh.
“Nụ cười Hạ Long” là một trong những chương trình đã được Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh phát động từ cuối năm 2014, nhằm hưởng ứng chiến dịch xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Ninh. Chương trình kêu gọi mọi cán bộ, công nhân viên trong ngành, các doanh nghiệp du lịch hãy thân thiện, mến khách và luôn nở nụ cười chân thành, tạo ấn tượng đẹp đối với du khách.
Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, với mục đích nhằm xây dựng và hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong ngành du lịch và các ngành liên quan đến hoạt động du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về hành vi ứng xử văn minh du lịch... Quảng Ninh đã xây dựng Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”. Đến nay, dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đang trong giai đoạn hoàn thiện. Theo dự thảo, Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là những quy định chuẩn mực định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh, phù hợp với văn hoá truyền thống, phong tục tập quán Việt Nam và địa phương cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, người dân và khách du lịch khi tham gia các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” sẽ hướng tới ba đối tượng, gồm: Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và có liên quan đến du lịch trên địa bàn; người dân sống và làm việc tại Quảng Ninh; khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh. Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung ứng xử bao gồm: Nguyên tắc điều chỉnh, những quy tắc ứng xử chung, quy tắc ứng xử đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch và liên quan đến du lịch trên địa bàn Quảng Ninh. Trong đó, quy định rất rõ và chi tiết các nội dung ứng xử của cán bộ, công chức về trang phục, thái độ giao tiếp khi thi hành công vụ; quy tắc ứng xử đối với các doanh nghiệp du lịch; quy tắc ứng xử đối với nhân dân và cộng đồng địa phương; quy tắc ứng xử đối với khách du lịch khi đến tham quan Quảng Ninh.
Trong hoạt động du lịch, nội dung các quy tắc được thể hiện một cách cụ thể, chi tiết những việc nên và không nên làm. Cụ thể, bộ quy tắc đề cao nội dung người địa phương và du khách ứng xử phải có tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc; tôn trọng truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của người dân địa phương; có thái độ thân thiện, mến khách, nhiệt tình giúp đỡ khách; không nói lời thô tục, thiếu văn hoá; lấy thức ăn vừa đủ, tránh dùng lãng phí; sử dụng có kiểm soát bia, rượu và các loại đồ uống có cồn; không thể hiện tình cảm quá mức nơi công cộng; có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên... Ngoài ra, trang phục của người dân cũng như khách du lịch đến tham quan phải đảm bảo lịch sự và phù hợp.
Ông Đoàn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, hiện nay, dự thảo Bộ quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long” đã được tỉnh Quảng Ninh tổ chức lấy ý kiến của Tổng cục Du lịch, các sở, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp du lịch và tham vấn của các chuyên gia Dự án EU cho những nội dung trong dự thảo. Bộ quy tắc này đang được hoàn thiện và sẽ được ban hành sớm trong thời gian tới.
Việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp cho các doanh nghiệp, người dân cũng như khách du lịch hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện.
Có thể nói, đây là một động thái tích cực không chỉ đối với Quảng Ninh mà còn có thể tạo ra hiệu ứng tốt đẹp cho ngành du lịch Việt Nam. Những chuẩn mực cơ bản được đề cập trong Bộ quy tắc này sẽ là căn cứ để đánh giá, nhận xét về các hành vi ứng xử của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, cán bộ công chức có liên quan đối với hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Để từ đó có những đánh giá, nhận xét, bình chọn, tôn vinh những tổ chức, cá nhân làm tốt, phê phán các tổ chức, cá nhân làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu Du lịch Quảng Ninh.